Nhà quản lý tài ba nên biết những quy định chấm công bằng vân tay này | TECHPRO
en

Nhà quản lý tài ba nên biết những quy định chấm công bằng vân tay này | TECHPRO

Ngày đăng: 10/26/2020 Lượt xem 2721

Dần thay thế máy chấm công thẻ và chấm công bằng giấy, máy chấm công vân tay hiện đang phát huy tối đa hiệu quả sử dụng tại nhiều công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên, với những đơn vị có quy mô và cơ cấu bài bản, thì việc đề ra những quy định chấm công bằng vân tay luôn là điều quan trọng và cần thiết.

Theo đó, mọi công nhân viên trong công ty, doanh nghiệp sẽ được phổ biến rộng rãi về quy định chấm công cụ thể. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một mẫu quy định chấm công bằng vân tay khá đầy đủ và chuyên nghiệp. Nếu cảm thấy phù hợp, bạn có thể tham khảo và áp dụng quy định chấm công này cho công ty của mình.

1. Thời gian quy định chấm công bằng vân tay dành cho từng vị trí nhân viên cụ thể:

Quy định chấm công bằng vân tay dành cho từng vị trí nhân viên trong công ty cụ thể là:

+ Đầu giờ sáng: 7h00 hoặc 07h30 và 8h00 tùy quy định của từng công ty, doanh nghiệp về giờ làm việc.
+ Cuối giờ sáng: Tầm 11h hoặc 12h theo mỗi công ty bắt đầu vào làm sớm hoặc muộn vào đầu giờ sáng.
+ Đầu giờ chiều: Khoảng 13h30 hoặc 14h tùy từng công ty.
+ Giữa buổi chiều: 3h30 hoặc 4h30 dành cho các công nhân. Nhân viên có con nhỏ dưới 12 tháng được về sớm trước 30 phút.
+ Cuối buổi chiều: Tầm 5h hoặc 5h30 tùy thuộc vào thời gian bắt đầu làm lúc 1h00 hay 1h30.
+ Giữa buổi chiều: Khoảng 19h00 hay 20h00 đối với công nhân viên tăng ca kíp.
+ Chế độ chấm ca kíp đối với các công ty có công nhân làm theo ca.

Công ty nên đưa ra các quy định chấm công bằng vân tay cụ thể

Ngoài chấm công vân tay được phổ biến đến toàn thể công nhân viên, thì còn một số trường hợp khác mà công ty sẽ có cả chấm công bằng vân tay và bằng sổ ghi.

  • Trường hợp vẫn chấp nhận chấm công bằng hình thức ghi sổ, đó là đối với công nhân viên lái xe, công nhân viên làm việc giờ giấc hay phải ra ngoài gặp khách, đi liên hệ các dịch vụ khác,.. cho công ty. Trước khi đi ra ngoài, nhân viên cần báo cáo cấp trên để được theo dõi giờ về và chấm công.
  • Nhân viên xin nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nhân viên xin về sớm, đến trễ. Phải trực tiếp báo cáo với trưởng bộ phận hoặc bộ phận nhân sự. Để bộ phận nhân sự tổng hợp báo cáo ban lãnh đạo Công ty theo ngày, theo tuần, theo tháng.
  • Trường hợp đi trễ, về sớm phải có lý do chính đáng. Phải được báo cáo trước khi về hoặc trước khi đến với người phụ trách trực tiếp.
  • Nhân viên khi sử dụng hình thức chấm công vân tay để bảo vệ quyền lợi ngày công của mình cần lưu ý. Khi chấm công máy báo lỗi không thấy máy hiển thị, thì lập tức báo cáo lên người quản lý trực tiếp hoặc bộ phận nhân sự văn phòng công ty, để được chấm công ghi sổ.

Quy trình chấm công vân tay cơ bản

2.  Quy định tính lương và hình thức thưởng, phạt theo số liệu máy chấm công vân tay báo cáo:

Quy định chấm công bằng vân tay sẽ dựa vào dữ liệu từ máy chấm công mà đưa ra chế độ tính lương, cũng như các chính sách thưởng phạt công bằng khác.

  • Mỗi công ty sẽ có những quy định riêng về hình thức thưởng phạt khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các công ty thì nhân viên sẽ được hưởng thêm khoản thưởng chuyên cần như: đi làm đầy đủ, đúng giờ. Khi làm bảng lương, kế toán lấy dữ liệu chấm công từ máy chấm công vân tay và theo đó để thưởng chuyên cần hay phạt các nhân viên thường xuyên đi trễ, về sớm hay chấm công khi chưa đến giờ về hay nghỉ không báo cáo.
  • Đi muộn không báo cáo: Nếu đi muộn quá 5 phút, 30 phút hay 1 tiếng,… thì mức phạt sẽ đưa ra là bao nhiêu. Chúng sẽ tùy thuộc vào quy định riêng của mỗi công ty.
  • Quên chấm công vân tay hay chấm công lỗi, mà nhân viên quên không báo cáo trước hay sau thời gian quy định thì nhân viên sẽ bị mất ngày công theo quy định.
  • Quy định phạt tiền nhân viên ra về khi đồng hồ chấm công chưa kết thúc giờ làm việc. Trước 5 phút, 20 đến 30 phút hay thậm chí là 40 phút,… thì phạt bao nhiêu? (tùy mỗi công ty).

Theo khảo sát mới nhất, mô hình sử dụng máy chấm công vân tay đều có thể được áp dụng cho cả công ty có quy mô lớn hay nhỏ. Chính sự hiện đại, tính tiện dụng, an toàn, cùng chế độ bảo hành cao…. đã giúp máy chấm công vân tay được ưa chuộng, sử dụng rộng rãi.

Đặc biệt, khi kết hợp máy chấm công vân tay với phần mềm quản lý hệ thống chấm công kiểm soát giờ giấc ra vào của nhân viên, sẽ giúp cán bộ nhân sự dễ dàng quản lý nhân sự hơn. Đồng thời, có thể kiểm soát và chấm công một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khắc phục hoàn toàn tình trạng nhầm lẫn hay sai sót,… không đáng có.

Với những quy định chấm công bằng vân tay được giới thiệu trên đây. Mong rằng, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích để việc quản lý, đánh giá giờ đi về hay tính lương,… của nhân viên được diễn ra theo cách thật chuyên nghiệp và hiệu quả.

 

Giải pháp chấm công vân tay của TECHPRO với thiết bị nhập khẩu chính hàng, đảm bảo chất lượng và sự ổn định. Ngoài ra, chế độ bảo hành 24 tháng với đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp, nhiệt tình và chu đáo. Dịch vụ và giải pháp của chúng tôi chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 1900.2035 hoặc email: info@techpro.com.vn để được tư vấn miễn phí.